11 Dấu hiệu cho thấy bạn cần đổi sữa cho con ngay và Cách đổi sữa cho con

17/04/2023 | Views: 472

Trẻ sơ sinh chưa biết biểu đạt rõ những gì mình muốn, nhưng cha mẹ vẫn có thể nhìn vào những dấu hiệu bên dưới để biết rằng loại sữa công thức mẹ đang cho con uống không còn phù hợp và tốt cho con, mẹ cần đổi ngay!

I. 11 Dấu hiệu cho thấy bạn cần đổi sữa cho con ngay 

  1. Nôn trớ

– Nôn trớ và khó khăn khi nuốt cũng có thể là triệu chứng của dị ứng các thành phần trong sữa sữa. Có rất nhiều bé bị dị ứng đạm sữa bò hoặc đường lactose có trong sữa bò. Khi đó mẹ nên cho con đi xét nghiệm dị ứng và  mẹ có thể cân nhắc đổi sang sữa dê, sữa lạc đà cho con.

  1. Nổi ban

– Có nhiều nguyên nhân nổi ban ở bé như chứng chàm bội nhiễm. Dị ứng sữa cũng gây nổi ban, nhất là khi nổi ban đi kèm với tiêu chảy và nôn trớ. Đây là triệu chứng dễ nhận thấy mẹ có thể nhận biết bằng mắt thường.

  1. Dấu hiệu vùng bụng

-Nếu thấy vùng bụng ở khu vực trực tràng của bé xuất hiện vòng tròn màu đỏ hồng có nghĩa là chất kẽm ocid không được tiêu hóa hết.

  1. Bé thường quấy khóc

-Khóc là dấu hiệu đặc trưng ở các bé nhưng khóc liên tục, khóc trong thời gian dài thì có thể là bất thường. Nếu không có lý do rõ ràng thì hay quấy khóc có thể vì bé bị đau bụng. Một số trường hợp, quấy khóc thường xuyên là do bé bị đau dạ dày – kết quả của dị ứng protein có trong sữa công thức.

  1. Chậm hoặc không lên cân

-Đa phần các bé tăng gấp đôi trọng lượng trong vòng 6 tháng đầu, gấp 3 trong vòng 12 tháng đầu tiên. Nhưng nếu không nhận đủ dinh dưỡng do bị tiêu chảy, nôn trớ liên tục thì bé sẽ không thể tăng cân theo chuẩn. 

  1. “Xì hơi”

-“Xì hơi” là hiện tượng thường gặp ở các bé. Nếu “xì hơi” nhiều, xuất hiện kèm các triệu chứng khác thì có thể bé đang bị dị ứng protein có trong sữa.

  1. Vấn đề về hô hấp

-Cảm lạnh là chứng bệnh có thể gặp ở nhiều bé. Tuy nhiên, nếu bé khò khè, khó thở, chảy nước mũi liên tục thì có thể không phải do cảm lạnh. Với một số bé, vấn đề ở hệ hô hấp có thể do phản ứng với protein trong sữa.

  1. Kém ti, yếu ớt

-Bé bị dị ứng sữa sẽ thiếu năng lượng, dễ bị mất nước, kém bú, ít vận động.

  1. Phân bất thường

-Ngoài ra, nếu phân của bé rắn hoặc lỏng hơn bình thường hoặc lẫn với chất dịch và có mùi khó chịu, đây cũng là những dấu hiệu bạn cần xem lại loại sữa đang cho bé bú.

  1. Tiêu chảy

-Tiêu chảy là dấu hiệu dễ gặp ở các bé. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy liên tục (5-7 lần/ngày), phân có lẫn máu thì có thể là dấu hiệu nghiêm trọng của dị ứng sữa.

  1. Bé phản ứng mạnh với sữa

-Có bé uống sữa rất hợp tác, nhưng cũng có bé thường lắc quầy quậy khi bú. Tuy nhiên, nếu bé phản ứng quá mạnh, khóc thét khi bú sữa và quyết liệt từ chối, mẹ cũng cần phải xem xét loại sữa đang cho bé bú.

II. Cách đổi sữa cho bé đúng cách

2.1 Đổi sữa phù hợp với độ tuổi của bé

-Mỗi độ tuổi bé sẽ có một nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Ở 3 – 6 tháng đầu, bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ trong việc dụng sửa công thức cho bé. Các giai đoạn có sự chuyển biến lớn trong cơ thể bé:

+ 3 tháng đầu: Giai đoạn phát triển mạnh về thể chất và cân nặng.

+ Từ tháng 4 đến tháng 6: Giai đoạn tích trữ năng lượng.

+ Từ tháng 7 đến 1 tuổi: Giai đoạn chuyển hóa các chất mạnh mẽ hơn.

– Do vậy, ở các giai đoạn bạn nên quan sát cân nhắc kỹ để lựa chọn cho phù hợp. Lúc đầu hệ miễn dịch của bé thiếu ổn định, nếu thay đổi sữa trong giai đoạn này dễ khiến bé bị “sốt” và phản tác dụng.

-Bước sang tháng thứ bảy, cân nặng của bé đã bắt đầu ổn định. Lúc này các mẹ hãy quan sát những biểu hiện của bé để có định hướng chọn loại sữa phù hợp. Nên mẹ phải đổi sữa theo độ tuổi của bé

Mỗi giai đoạn phát triển bé cần hàm lượng dinh dưỡng khác nhau nên mẹ phải cân nhắc chọn sữa theo từng lứa tuổi

2.2 Đổi sữa cho bé từ từ

– Đổi sữa từ từ cho bé một khoảng thời gian để làm quen với loại sữa mới. Bạn nên đi từ từ theo 2 bước sau:

+ 2 cữ sữa cũ – 1 cữ sữa mới: Kéo dài trong khoảng từ 2 đến 3 ngày đầu.

+ 1 cữ sữa cũ – 2 cữ sữa mới: Kéo dài trong khoảng 3 đến 4 ngày sau.

-Bước sang ngày thứ 5 nếu bé vẫn không có biểu hiện bất thường, hãy chuyển sang loại sữa mới cho bé dùng. Nếu bé có dấu hiệu dị ứng thì cần dừng uống sữa cho bé, biểu hiện của dị ứng sữa ở trẻ: 

+ Gặp khó khăn khi hô hấp: Trẻ có biểu hiện khò khè, ho nhiều và có đờm trong cổ do khó hấp thu protein lạ.

+ Nổi mẩn đỏ: Trên da xuất hiện những vết chàm hay mề đay lớn.

+ Tiêu chảy: Biểu hiện phân lỏng, đi ngoại nhiều khoảng 2 – 4 lần trong ngày.

-Khi phát hiện những biểu hiện của dị ứng sữa, bạn phải ngưng cho trẻ uống sữa ngay. Dị ứng sữa có thể xuất phát do cơ địa bé quá mẫn cảm. Do vậy bạn nên đưa bé đi khám tầm soát để nhận được chẩn đoán và lời khuyên của bác sĩ. Các mẹ nên đổi sữa cho bé từ từ để bé có thể thích nghi

2.3 Chọn vị sữa mà bé thích

– Chọn vị sữa theo khẩu vị mà bé thích cũng là một cách thúc đẩy quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của bé. Trong từng giai đoạn bạn đổi sữa cho bé, hãy quan sát biểu hiện của con với từng loại sữa.

-Sau đó cân nhắc đến thành phần dinh dưỡng và đổi lại loại sữa mà bé yêu thích nhất. Dù bé có thể đã quen với thành phần của sữa nhưng bạn vẫn phải cẩn thận khi thay đổi từ loại này sang loại khác nhé.

2.4 Không đổi sữa thường xuyên cho bé

-Cách đổi sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả là theo sát 3 giai đoạn phát triển của trẻ (3 tháng đầu, tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, tháng thứ 7 đến 1 tuổi). Mục đích của việc đổi sữa là hỗ trợ quá trình phát triển của bé. Cho nên bạn không nên quá lạm dụng.

-Thay đổi sữa thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé

2.5 Có thể đổi sữa mới ngay lập tức mà không cần giai đoạn chuyển tiếp

-Trong một vài trường hợp bạn có thể chuyển đổi ngay cho bé: Đó là loại sữa bé đã từng uống – trong nhiều trường hợp, sau khi đã đổi nhiều loại sữa bạn vẫn quay lại với loại sữa cũ.

-Bé đang ở giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi, ở giai đoạn này hệ miễn dịch của trẻ tương đối hoàn thiện:

2.6 Cần pha sữa kết hợp khi mới đổi sữa

-Khi đổi sữa mới cho bé, một số bé sẽ chưa thích nghi với sữa mới trong giai đoạn đầu. Để bé có thể quen với sữa mới, mẹ có thể pha kết hợp sữa mới với cũ của bé. Giai đoạn đầu, nên pha sữa mới với sữa cũ với tỷ lệ là 1/3, sau đó xem phản ứng của bé, nếu bé không bỏ bú, tiêu chảy, bú ít hơn,… thì mẹ có thể tiếp tục tăng tỷ lệ sữa mới cho bé.

-Trong 2 – 3 ngày tiếp theo, mẹ có thể pha sữa mới và sữa cũ cho bé với tỷ lệ 1/2. Đến 2 – 3 ngày sau, mẹ có thể tăng dần tỷ lệ này lên đến 2/3 và cuối cùng là pha hoàn toàn sữa mới cho bé.

2.7 Cách đổi sữa cho bé hay bị táo bón

-Với trường hợp bé bị táo bón do sữa, mẹ có thể tiến hành đổi sữa cho con, đổi sang những loại sữa có chứa hàm lượng cao đạm dễ tiêu hóa, chất xơ…Những chất này sẽ giúp làm mềm phân cho bé và làm trơn đường ruột, giúp bé dễ đi ngoài hơn. Ngoài ra, nên chọn những loại sữa có chứa lợi khuẩn đường ruột cho bé.

Táo bón khiến bé khó chịu

2.8 Cách đổi sữa cho bé gặp tình trạng tiêu chảy

-Nếu khẩu phần ăn uống của bé bình thường, thức ăn tươi mới, không ôi thiu, mà tình trạng tiêu chảy của bé vẫn tiếp diễn thì có thể là do loại sữa mà bé đang uống gây nên. Ngoài ra, mẹ nên kiểm tra dụng cụ uống sữa của bé như bình sữa, núm ti xem có bị ố vàng, nấm mốc, có mùi khó chịu hay không.

-Nếu dụng cụ uống sữa cho bé không có các dấu hiệu trên thì mẹ nên đổi ngay cho bé sang những loại sữa chứa ít hoặc không chứa đường từ lactose. Bởi vì, đường ruột của bé còn non nớt, không thể hấp thu hết lượng lactose trong sữa, lượng dư thừa sẽ chuyển hóa thành axit lactic, khiến bé thường bị tiêu chảy.

-Bên cạnh đó, tình trạng tiêu chảy kéo dài còn do bé bị thiếu men lactase, khiến bé bị hấp thu kém. Khi đó, đường ruột của bé đào thải đường lactose ra ngoài dưới dạng phân lỏng và có mùi hôi.

Tiêu chảy kéo dài sẽ khiến bé mệt mỏi

2.9 Cách đổi sữa cho bé ti sữa mãi không lớn

– Cân nặng của bé còn phụ thuộc vào tạng người của bé, mẹ không nên chỉ dựa vào cân nặng chuẩn mà đoán bé bị thiếu cân, suy dinh dưỡng. Nếu cân nặng của bé không đạt chuẩn, mẹ nên xem xét lại chế độ ăn của bé đã phù hợp với độ tuổi hay chưa.

-Trường hợp chế độ ăn phù hợp mà bé vẫn mãi không có sự phát triển về mặt thể chất và trí tuệ. Thì mẹ nên đổi sang loại sữa chủ yếu cung cấp cho bé canxi, vitamin D, DHA để bé có sự phát triển toàn diện.

Bé chậm lớn có thể do sữa không phù hợp

2.10 Cách đổi sữa cho bé hay bị dị ứng

-Có một số bé khi dùng sữa sẽ gặp một số tình trạng như táo bón, tiêu chảy hay chậm lớn mà lại bị dị ứng, ngứa ngáy khắp người thậm, nổi mẩn đỏ. Mẹ nên xem xét lại xem chế ăn của bé, xem bé có dị ứng với hải sản (tôm, mực, cá), thịt bò, trứng, các loại đậu… hay không. Nếu không có những loại thức ăn trên, mẹ nên đổi loại sữa khác cho bé không chứa casein, whey.

Bé bị dị ứng sữa

2.11 Trường hợp cần hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ

-Để đảm bảo an toàn cho trẻ, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia. Hãy dành thời gian thảo luận cùng họ về thành phần dinh dưỡng cũng như thể trạng của bé nhà bạn. Từ đó đưa ra những quyết định chính xác và tốt nhất cho con.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đổi sữa cho bé

3.Cách đổi sữa cho bé bước sang giai đoạn phát triển mới

3.1 Cách đổi sữa cho bé uống sữa Việt Nam

-Sữa Vinkids là dòng sữa  Việt Nam mà mẹ có thể dễ mua nhất cho bé, sữa sẽ không phải chịu các loại phí như chi phí vận chuyển. Loại sữa này sẽ được nghiên cứu và phát triển theo thể trạng của trẻ em Việt Nam, giúp các bé dễ hấp thu hơn. Và loại sữa này cũng có mặt khắp các siêu thị và hệ thống cửa hàng tại Việt Nam.

-Một số loại sữa Việt Nam mà mẹ bỉm sữa có thể tham khảo như: Vinkids Việt Nam, sữa non Việt Nam, sữa Monilait Việt Nam, sữa Danke, sữa non Danke,

+ Sữa Vinkids dành cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi:

+ Sữa Vinkids dành cho trẻ từ 6 tháng -15 tuổi tốt cho tiêu hóa, hỗ trợ hấp thu, tăng cân ngừa táo bón:

 

+ Sữa Vinkids dành cho trẻ từ 6 tháng -15 tuổi tốt cho trí não hỗ trợ phát triển chiều cao:

Vậy là Vinkids đã cùng bạn tìm hiểu các cách đổi sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Hy vọng bạn có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp giúp bé chóng lớn và khỏe mạnh.