BÉ YÊU CỦA BẠN TIÊU HÓA KÉM? MẸ PHẢI LÀM SAO? GỢI Ý 1 LOẠI SỮA VINKIDS MỚI TỐT CHO TIÊU HÓA

02/12/2022 | Views: 301

 

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị ảnh hưởng. Tiêu hóa kém ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thể chất cũng như trí não của trẻ. Nếu hệ tiêu hóa được cải thiện, bé sẽ ăn ngon hơn tăng cân đều đặn giúp mẹ giảm áp lực khi chăm con. Hãy cùng Vinkids tìm hiểu về nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu hóa kém và những biện pháp khắc phục.

 

1. Nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của trẻ kém

Vấn đề hệ tiêu hóa của trẻ không tốt, kém hấp thu là một trong những vấn đề phổ biến mà trẻ dưới 3 tuổi hay gặp phải. Nguyên nhân dẫn đến việc tiêu hóa kém ở trẻ em và trẻ sơ sinh là do:

1.1 Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện: 

Khả năng hoạt động của hệ thống các cơ quan, tế bào, cơ, mô tiêu hóa ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện và không thể hoạt động hết công suất như với người trưởng thành. Do đó, khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ thường gặp nhiều khó khăn.

1.2 Chế độ ăn uống không hợp vệ sinh:
Nếu bé thường xuyên ăn phải các loại thực phẩm không vệ sinh (chẳng hạn như các loại thức ăn chưa nấu chín, đồ ăn vặt vỉa hè, thực phẩm không rõ nguồn gốc,…) thì hệ tiêu hóa của bé sẽ bị ảnh hưởng. Việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ khiến bé bị đau bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột viêm nhiễm đường tiêu hóa,… dẫn tới hệ tiêu hoá của bé kém đi.

1.3 Trẻ ăn phải những loại thực phẩm có tính kỵ nhau:
Đôi khi các món ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng rất phong phú và chất lượng, tuy nhiên khi cho chúng kết hợp với nhau trong một bữa ăn thì có nguy cơ xảy ra tương kỵ, làm cho hệ tiêu hóa không thể hấp thu. Một số cặp thực phẩm thường xuyên xảy ra tương tác với nhau như: tỏi và cá trắm, cua và mật ong.

Một số loại thực phẩm có thể làm hệ tiêu hóa của bé kém đi

1.4  Ảnh hưởng từ việc điều trị những bệnh lý tiêu hóa: 

Một số loại thuốc điều trị bệnh ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là khi điều trị các bệnh có liên quan đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, việc kiêng khem quá kỹ hay không đúng cách khi đang điều trị bệnh cũng ảnh hưởng không tốt đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của bé.

1.5 Ăn uống không điều độ: 

Trẻ thường xuyên bỏ bữa, biếng ăn, ăn một lúc quá nhiều thức ăn hoặc ăn quá nhiều món ăn chỉ chứa duy nhất một loại dinh dưỡng nhất định được xem là nguyên nhân thường gặp khiến hệ tiêu hóa của bé kém đi.

Trẻ quá kén ăn cũng không tốt cho hệ tiêu hóa

1.6 Giãn ruột sinh lý: 

Vấn đề thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ được 2.5 – 3 tháng. Trong giai đoạn giãn ruột, trẻ vẫn bú mẹ bình thường nhưng có thể không đại tiện từ 7 – 10 ngày hoặc thậm chí là 13 – 15 ngày. Đối với trẻ uống sữa công thức, trẻ có thể không đại tiện từ 3 – 5 ngày nhưng trẻ vẫn đi phân mềm và đều màu, trẻ cũng không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, ăn ngủ và sinh hoạt bình thường.

1.7 Trào ngược axit:
Nếu trẻ thường xuyên khạc nhổ hoặc ợ chua, trẻ có thể bị trào ngược axit, khi thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Tình trạng dễ xảy ra nếu trẻ ăn các thực phẩm không hợp khẩu vị, ăn no gần giờ đi ngủ.

1.8 Rối loạn tiêu hóa do virus và vi khuẩn:
Vi khuẩn và vi rút có thể làm rối loạn đường tiêu hóa của trẻ. Đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi khi hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, dễ dẫn đến hệ miễn dịch suy yếu. Trẻ em có thể bị ốm khi ăn thức ăn chưa được rửa sạch hoặc nấu chín, dẫn đến tình trạng đau bụng, sốt, tiêu chảy, nôn mửa.

Tất cả những trường hợp trên đều có nguy cơ khiến các cơ quan trong bộ máy tiêu hóa bị tổn thương, viêm nhiễm, suy giảm hiệu quả hoạt động,… làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ thức ăn của trẻ.

2. Biểu hiện của trẻ tiêu hóa kém

 Khi bé có các biểu hiệu dưới đây, bố mẹ cần tìm hiểu và chữa trị kịp thời để bé có thể nhanh chóng cải thiện, giúp bé khỏi bệnh trong thời gian sớm nhất, không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ:

2.1 Nôn trớ:
Mặc dù nôn trớ là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ nhưng trẻ bị nôn trở quá nhiều là một biểu hiện của bé có hệ tiêu hóa kém. Tình trạng này xuất phát do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, chưa hoàn thiện, dạ dày ở tư thế nằm ngang trong khi sữa là thức ăn chủ yếu là ở dạng lỏng. Hoặc là do mẹ cho bé ti quá no, thời gian giữa các cữ quá gần, cho bé ti sai tư thế, sai cách…Nhưng nếu bé nôn trớ liên tục và quá nhiều thì mẹ nên tìm cách khắc phục và cải thiện hệ tiêu hóa cho bé… Mẹ tham khảo thêm về cách khắc phục hiện tượng nôn trớ ở trẻ: https://rgl.ink/otGu

2.2 Tiêu chảy

Đối với trẻ sơ sinh, màu sắc và tính chất của chất thải có thể phản ánh được bé có bị tiêu chảy hay không.
Còn đối với bé lớn, nếu bé đi quá 3 lần một ngày phân lỏng thì bé đã bị tiêu chảy. Ngoài ra, những biểu hiện như biếng ăn, uể oải, hay bị nôn trớ đột ngột hoặc chướng bụng cũng là biểu hiện bé bị tiêu chảy.

Tiêu chảy là biểu hiện rõ ràng nhất của hệ tiêu hóa kém


2.3 Đi ngoài phân sống

Hệ vi sinh đường ruột cân bằng là khi có 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Khi sự cân bằng mất đi, trẻ dễ bị đi ngoài phân sống (phân có mùi chua, tanh và chất nhầy). Tình trạng rối loạn tiêu hóa này thường kèm theo tình trạng biếng ăn, khiến trẻ bị còi cọc và chậm lớn.

2.4  Bé bị táo bón

Nếu bé đi ngoài gặp khó khăn, phân khô, trắng thì chắc chắn bé đã bị táo bón. Thêm vào đó là tần suất đi ngoài giảm, cứng bụng, đau bụng, quấy khóc, đi ngoài ra máu, biếng ăn, bỏ bữa cũng là biểu hiện bé bị táo bón.

2.5 Bé bị trào ngược thực quản

Khi tiêu hóa kém thì bé thường hay bị co thắt cơ tâm vị – là cơ ở thực quản. Từ đó dẫn đến hiện tượng nôn trở ở trẻ.

2.6 Bé chán ăn, bỏ bữa
Khi tiêu hóa kém, chắc chắn bé sẽ có hiện tượng chán ăn, bỏ bữa. Thậm chí, bé còn mất hứng thú với cả với những món đồ ăn bình thường mà bé yêu thích.

Bé chán ăn lâu ngày gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

 

 

2.7 Đầy hơi: 

Đầy hơi, chướng bụng trẻ em xảy ra do hiện tượng khí gas trong dạ dày quá nhiều làm cho bụng chướng lên. Trẻ bị chướng bụng đầy hơi thường có cảm giác khó chịu, quấy khóc và không chịu bú. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra thiếu chất hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ.

– Khi bé có hệ tiêu hóa kém thì dù ăn nhiều vẫn sẽ chậm phát triển. Bởi khẩu phần ăn hằng ngày sẽ chỉ đảm bảo đáp ứng được về lượng, còn cơ thể của bé thì không thể hấp thu được tốt các chất dinh dưỡng. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng chưa hợp lí; dùng nhiều thuốc kháng sinh; tập ăn dặm quá sớm cho bé; khoảng cách giữa những bữa ăn gần; bé mắc những bệnh lý như nhiễm trùng đường ruột, viêm đường hô hấp, viêm tai,….

– Để thay đổi, mẹ cần quan tâm chăm sóc hệ tiêu hoá của trẻ ngay từ lúc chào đời. Hệ tiêu hóa là một trong những bộ phận quan trọng, thực hiện chức năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Chăm sóc hệ tiêu hóa tốt sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Cho nên, nếu con của bạn đang trong tình trạng trên thì đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn và cho lời khuyên tốt nhất.


3. LÀM SAO ĐỂ CHĂM SÓC HỆ TIÊU HÓA KHỎE MẠNH?

Khi mới chào đời, sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, đặc biệt là hệ tiêu hoá. Mẹ cần cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng tuổi, bên cạnh sữa mẹ, bé cần được cân đối dinh dưỡng song song giữa sữa và thức ăn dặm để có sự đa dạng và đủ đầy dưỡng chất. Ở thời điểm này, mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm dinh dưỡng phù hợp với thể trạng và hệ tiêu hoá của bé. Đặc biệt là các sản phẩm chứa các dưỡng chất sau

3.1 Đạm quý A2:
Thân thiện với niêm mạc ruột; hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu tốt, hạn chế các rối loạn tiêu hóa như: đầy bụng, nôn trớ, khó tiêu, tiêu chảy. Để đảm bảo sản xuất ra lượng sữa thuần khiết beta casein A2 thay vì đạm bình thường beta casein A1 thì bò A2 này phải đáp ứng được các tiêu chí từ việc lựa chọn nguồn gen thuần chủng A2 đến việc nuôi dưỡng nghiêm ngặt với đồng cỏ tự nhiên, không thuốc trừ sâu, không phân hóa học và nguồn nước sạch.

3.2 Prebiotic – Chất xơ:

Kích thích sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi, mang lại một số lợi ích nhất định cho trẻ như tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa táo bón. Hỗn hợp prebiotic chuỗi ngắn và chuỗi phức hợp bao gồm PDX/GOS: Giúp phát triển lợi khuẩn xuyên suốt toàn bộ ruột già, hỗ trợ tiêu hóa và làm mềm phân.

3.3 Đường Lactose:
Theo xu hướng mới & khuyến nghị từ một số tổ chức tiên tiến như tiêu chuẩn CODEX, trẻ nhũ nhi nên khuyến khích sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chỉ chứa đường lactose, có vị nhạt thanh để giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ về béo phì, tiểu đường, sâu răng.

Bộ đôi DHA-MFGM: hỗ trợ phát triển trí não, giúp trẻ phát triển toàn diện từ thế chất đến trí não.

Bé có hệ tiêu hóa kém có thể nguồn từ chế độ dinh dưỡng chưa hợp lí, dùng nhiều thuốc kháng sinh, tập ăn dặm quá sớm,…


Bên cạnh đó, có thể lựa chọn loại sữa dành riêng cho bé có hệ tiêu hóa kém dưới đây để sử dụng hằng ngày – vừa giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, vừa cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thị lực và trí não của bé mà vẫn rất an toàn.

4. Một số lưu ý khi chọn mua sữa dành cho bé có hệ tiêu hóa kém

Khi chọn mua sữa dành cho bé có hệ tiêu hóa kém, các mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

– Thành phần bên trong sữa phải được tối ưu để có công thức gần giống với sữa tự nhiên của mẹ. Thành phần càng giống thì chất lượng càng tốt và càng đem đến khả năng cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa cao. Ngay trong lần đầu sử dụng dễ dễ hấp thụ, không gây tiêu chảy và không bị táo bón. Cụ thể, phải có đầy đủ ARA, DHA, chất xơ, lợi khuẩn, tỉ lệ đạm Whey/Casein là 60/40, Taurine và thành phần phải được cân bằng hợp lí.

Thành phần bên trong sữa phải được tối ưu để có công thức gần giống với sữa tự nhiên của mẹ

– Sữa phải đảm bảo tiêu chí an toàn và sạch. Bởi hệ tiêu hóa của bé đã kém, nếu tiếp nhận thêm các chất độc hại và hóa chất sẽ khiến cho tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Do đó, trước khi chọn mua, bạn nên dành thời gian tìm hiểu về thành phần và quy trình sản xuất để đảm bảo không chứa chất bảo quản và những chất gây hại cho sức khỏe của bé.

– Sữa dành cho bé có hệ tiêu hóa kém nên ưu tiên loại giàu chất xơ và chứa nhiều lợi khuẩn. Trong đó, chất xơ sẽ là thức ăn cho lợi khuẩn và làm tiền đề để lợi khuẩn có thể phát triển và sinh sôi nhằm tăng cường hoạt động để bảo vệ đường ruột được khỏe mạnh hơn; lợi khuẩn ức chế tốt sự phát triển của những vi khuẩn gây hại, giữ cân bằng cho hệ sinh thái và bảo vệ đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa các thức ăn dung nạp vào hiệu quả.

5. SỮA VINKIDS NÀO TỐT CHO TIÊU HÓA?


Sữa dành cho bé có hệ tiêu hóa kém được nhiều phụ huynh tìm kiếm và chọn mua cho con sử dụng khi bé thường xuyên bị sút cân, biếng ăn, chướng hơi, đầy bụng, đi ngoài ra phân lỏng,…. Bởi sữa sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Đồng thời, giúp bé phát triển thị lực và trí não. Hiểu được điều đó, Vinkids đã cho ra sản phẩm Vinkids Digestive với vị thanh nhẹ tự nhiên với 3 tác động : 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐜𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̂̃𝐧 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 – 𝐂𝐚̉𝐢 𝐭𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐡𝐞̣̂ 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐡𝐨́𝐚 – 𝐍𝐠𝐚̆𝐧 𝐧𝐠𝐮̛̀𝐚 𝐭𝐚́𝐨 𝐛𝐨́𝐧 là giải pháp hàng đầu cho trẻ kém hấp thu giúp cải thiện cân nặng và thể chất:

– CẢI THIỆN TIÊU HÓA VỚI 2′-FL HMO VÀ FOS: Sữa Vinkids Digestive bổ sung 2′-FL HMO là đại dưỡng chất thứ 3 có trong sữa mẹ, giúp bảo vệ tiêu hóa của trẻ cùng với chất xơ FOS/Inulin giúp xây dựng hệ tiêu hóa xanh tươi cho bé,kích thích miễn dịch đường tiêu hóa, phòng chống táo bón hiệu quả.

– TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH VỚI Sữa non giàu IGG cùng 2′ FL HMO, các vi chất thiết yếu “hợp sức” xây dựng tường thành bảo vệ con khỏi vi rút, vi khuẩn gây bệnh!

-CÙNG VỚI CÁC VITAMINS VÀ KHOÁNG CHẤT có trong sữa như Symbiotics, Lactofferin, Lysine, Vitamin nhóm B, kẽm… giúp tăng chuyển hóa dinh dưỡng, ăn ngon miệng, hấp thu tốt, giúp trẻ tăng cân nhanh, phát triển chiều cao và có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

-Hệ tiêu hóa có mối quan hệ mật thiết với hệ miễn dịch của trẻ, một hệ tiêu hoá khỏe mạnh đồng nghĩa với việc bé hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất, từ đó tăng cường hệ miễn dịch chống lại những bệnh nhiễm khuẩn thông thường.

Vinkids Digestive – Tăng cường miễn dịch – Cải thiện hệ tiêu hóa – Ngăn ngừa táo bón

Sữa Vinkids Digestive cho bé có #hệ_tiêu_hóa_kém vừa được đề cập trong bài viết rất đáng để bạn cân nhắc và chọn mua. Bên cạnh đó, đừng quên hiểu rõ về sức khỏe của con để xác định chính xác nhu cầu và dễ dàng tìm được một sản phẩm phù hợp với độ tuổi, cơ địa,… để khi bé sử dụng sẽ đạt được hiệu quả cao nhất và an toàn, không gặp các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Mẹ hãy chọn cho bé sữa Vincent Digestive cho bé nhé giúp bé “Miễn Dịch Khỏe – Tiêu Hóa Tốt – Ngăn ngừa táo bón – Phát triển toàn diện từ bên trong” nhé