Trẻ sơ sinh bị TIÊU CHẢY mẹ nên ĂN GÌ?

20/07/2020 | Views: 508

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là bệnh tương đối phổ biến, thường gây ra do vi khuẩn hoặc virus hoặc do việc ăn uống của mẹ. Vậy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì để tốt cho con? Cùng Vinkids tìm hiểu rõ hơn về cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh mẹ nhé!

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?

Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ là cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh dễ nhất và tự nhiên nhất. Vậy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì? Câu hỏi đang khiến không ít mẹ băn khoăn, lo lắng đúng không nào? Các mẹ đã từng nghe đến chế độ ăn BRAT chưa?

BRAT chính là chế độ ăn của mẹ được các bác sĩ khuyến cáo trong giai đoạn trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, tức là tập trung các món ăn:

+ Banana (Chuối)

+ Rice (Gạo)

+ Apple (Táo)

+ Toast (bánh mì)

Chế độ BRAT ăn của mẹ được các bác sĩ khuyến cáo trong giai đoạn trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Sở dĩ mẹ được khuyên nên bổ sung các món này khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài vì những món ăn này ít đạm, ít béo, dung hòa tốt và dễ tiêu hóa cho nhiều người mắc bệnh tiêu chảy. Chất xơ có trong các món này hấp thu trong sữa giúp phân của con đặc hơn.

Ngoài ra, cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh đó là mẹ bổ sung thêm các thực phẩm mềm và ít chất xơ như: bánh quy, trứng nấu chín, thịt gà không có da, khoai tây, đậu trắng, sữa chua ít (không) đường, trà hoa cúc.

Lưu ý: sữa và các chế phẩm từ sữa mẹ KHÔNG NÊN ăn khi xảy ra tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Nhưng sữa chua ít đường (không đường) lại là những thực phẩm mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn giúp bé sơ sinh giảm tiêu chảy. Bởi các loại vi khuẩn probiotic trong sữa chua sẽ thay thế các vi khuẩn lành mạnh thường thấy trong đường tiêu hóa bị mất do tiêu chảy.

Chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh mẹ nên tránh ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì đã có câu trả lời ở trên. Vậy mẹ có cần tránh ăn gì không? Để không phải lo lắng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao thì tốt nhất mẹ nên tránh ăn các loại thực phẩm dưới đây trong thời gian cho con bú:

+ Đậu phộng, hải sản, sữa, đậu nành…đây là nhóm thực phẩm có thể gây dị ứng cho con. Thực tế đã có nhiều trường hợp trẻ mắc chứng dị ứng vì mẹ “nghiện” các thực phẩm quen thuộc này.

+ Thức ăn đường phố, các món ăn cũ hâm nóng lại, những món đặc sản không rõ nguồn gốc… vì chúng không đảm bảo vệ sinh, dễ bị nhiễm độc. Nếu bé vô tình tiếp nhận các loại vi khuẩn này sẽ mắc tiêu chảy.

+ Các món ăn như: hột vịt lộn, rau sống, gỏi cá, nem chua, các loại mắm… vì chúng có nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng ẩn nấp. Mẹ không thể nhận biết bằng mắt thường nên tốt nhất nên tạm ngừng ăn.

+ Các loại thuốc mẹ uống như thực phẩm chức năng, thuốc bổ sung vitamin, chất sắt… đều có thể tác động tới con. Vì đường ruột của trẻ sơ sinh rất mong manh và nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của chất hóa học, trong đó có thuốc.

+ Những loại thức uống có chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu, trà thảo mộc…  đều gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Bé uống vào sẽ kích ứng đường ruột gây tiêu chảy.

+ Món ăn cay, thức uống có gas, có cồn… cũng đều không tốt cho sữa mẹ. Những món này theo sữa thâm nhập hệ tiêu hóa non yếu của bé, gây triệu chứng tiêu chảy khó chịu cho con.

Trong thời gian cho con bú, mẹ cần phải kiêng khem khá nhiều món ăn cộng với nhiều mẹ kén ăn, không ăn được dẫn đến tình trạng mẹ bị ốm, mệt mỏi,… là điều hiển nhiên.

Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ cần biết

Nhiều mẹ chỉ quan tâm trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì mà không hề biết nguyên nhân hay dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, đi ngoài ra sao!

– Dấu hiệu bé sơ sinh đi ngoài bình thường

Để phát hiện xem trẻ có bị tiêu chảy hay không mẹ cần chú ý tới số lần trẻ đi ngoài trong một lần, đặc điểm phân và cơ thể ra sao. Tuy nhiên, không có số liệu chính xác về số lần đi ngoài ở các bé sơ sinh. Do mỗi bé sẽ có lượt đi vệ sinh khác nhau, phụ thuộc vào việc bé đang bú sữa bình hay bú mẹ, tùy vào khả năng hấp thụ dưỡng chất của bé.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường đi ngoài nhiều hơn bình thường, có thể sốt, quấy khóc,…

+ Thông thường, trong 6 – 12 giờ sau khi sinh, bé sẽ đi ngoài ra phân su – loại phân su không mùi, màu xanh đậm. Bé đi phân xu có thể kéo dài 2 – 3 ngày sau khi sinh. Sau đó, khi bé bú sữa mẹ, phân của bé sẽ chuyển sang trạng thái bình thường.

+ Khi bú sữa mẹ, mỗi ngày, bé sẽ đi đại tiện khoảng 5 – 6 lần, phân thường mềm hoặc lỏng và có ít hạt trắng, có màu vàng hoặc màu cam nhưng thỉnh thoảng có màu xanh lục nhạt. Có thể 2 – 3 ngày bé mới đi ngoài 1 lần nhưng nếu thấy phân vẫn vàng, mềm nhuyễn, có khi lẫn chút nước thì không cần phải lo lắng, bé vẫn khỏe mạnh và tăng cân tốt. Trong những tuần đầu tiên, bé có thể đi ngoài ngay trong lúc được mẹ cho bú.

+ Nếu mẹ cho con bú sữa công thức, số lần bé đi ngoài thường ít hơn các bé bú sữa mẹ, khoảng 1 – 3 lần/ ngày phụ thuộc loại sữa bé uống. Phân của bé bú sữa ngoài thường mềm, màu sắc tùy vào loại sữa của bé mà có thể chuyển đổi từ xanh xám, vàng, hoặc nâu.

– Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài sẽ có dấu hiệu là: phân rất lỏng, nhiều nước và số lần đại tiện cũng diễn ra nhiều hơn. Cụ thể hơn nữa là: phân của bé có bọt, tóe nước, có nhầy hoặc máu hay có mùi tanh.

Lưu ý: trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường khiến trẻ bị mất nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên mẹ cần đưa bé đi khám ngay khi  bé có thêm một vài các dấu hiệu sau:

+ Có dấu hiệu mất nước (môi khô, mắt trũng, khóc không có nước mắt, vật vã, kích thích,…)

sữa non vinkids, vinkid

+ Nôn hơn 12 tiếng.

+ Sốt.

+ Phân có máu hoặc nhầy hoặc có màu đen.

+ Phân có mùi thối tanh hoặc giống có mỡ.

+ Tiêu chảy nặng hơn trong vòng 48 giờ.

+ Bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi

– Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé sơ sinh bị tiêu chảy, nhưng những nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến là:

+ Nhiễm khuẩn, nhiễm virus: chủ yếu là do nhiễm virus rota – loại virus chính gây tình trạng tiêu chảy nặng, có thể lây lan qua đồ chơi, mặt bàn, mặt ghế, những nơi mà bé có thể chạm vào,… không chỉ đe dọa sức khỏe mà còn cả tính mạng của bé.

+ Dị ứng với sữa mẹ: trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể là do bị dị ứng với với một vài thành phần có trong sữa mẹ do chế độ ăn của mẹ chưa phù hợp. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì đã được đề cập ở trên.

+ Thay đổi chế độ ăn đột ngột: Nếu bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn lại đổi ngột chuyển sang bú sữa công thức có thể khiến bé bị tiêu chảy. Ngoài ra, khi mới ăn dặm, bé cũng dễ bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa còn non nớt và vô cùng nhạy cảm nên chưa quen với những thực phẩm mới. Vậy nên khi bắt đầu cho trẻ sơ sinh dùng sữa công thức hoặc ăn dặm hãy cho trẻ ăn một lượng nhỏ trước mẹ nhé! Khi bé quen dần hãy tăng số lượng nên.

+ Do bé bị rối loạn tiêu hóa, ruột kém hấp thu dưỡng chất.

Mẹ nên rửa tay với nước ấm và xà phòng mỗi khi thay tã cho bé để phòng tránh virus xâm nhập

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

+ Nếu mẹ chưa có kinh nghiệm chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh thì hãy đưa trẻ đi khám càng sốt càng tốt.

+ Ngoài ra, với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì hãy tiếp tục cho con bú sữa mẹ.

+ Với những trẻ đã bắt đầu ăn dặm, thay vì cho trẻ ăn những món làm tình trạng bệnh nặng hơn đó là: đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm có nguồn gốc từ sữa như sữa bò, phô mai, đồ ngọt như bánh, soda, thức uống có ga thì nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dạng bột giống như chuối, táo, và ngũ cốc cho đến khi bé không còn tiêu chảy.

+ Mặt khác, mẹ nên rửa tay với nước ấm và xà phòng mỗi khi thay tã cho bé, cất tã mới ở chỗ sạch và không bị nhiễm bẩn để phòng tránh sự lây nhiễm. Mẹ cũng nên giữ bé ở nhà để chăm sóc cho đến khi bé hết tiêu chảy.

– 3 mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh

Mẹ có thể chủ động áp dụng vài cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tại nhà dưới đây:

+ Khi bé bị tiêu chảy liên tục, mẹ có thể lấy một nhúm gạo và cà rốt thái nhỏ rang lên rồi nấu nước, sau đó thêm chút muối vào cho bé uống cũng có tác dụng cầm tiêu chảy rất nhanh.

+ Gạo lứt không vo mà đem đi rang cho vàng, khi thấy thơm thì tắt lửa để vào lọ rồi cho bé dùng dần.

+ Chuối tiêu xanh: Mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được), xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày sẽ thấy tình trạng tiêu chảy giảm bớt.

Hy vọng bài viết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì hôm nay của Vinkids sẽ có ích cho các mẹ! Vinkids chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe!